Thị trường thép châu Âu tháng 8/2020: Giá thép tăng

Mục Lục

Thị trường thép Châu Âu tháng 8/2020 hồi phục mạnh, giá thép cây dùng trong ngành xây dựng tăng ở Nam Âu và ổn định ở Bắc Âu trong tháng 8/2020.

Giá thép tăng là do nhu cầu hồi phục sau khi các biện pháp nới lỏng phong tỏa được thực hiện, nhiều lĩnh vực tiêu thụ thép đã hoạt động trở lại, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng; giá nguyên liệu thô tăng; nguồn cung hàng nhập khẩu hạn chế từ các nước thứ ba do các biện pháp tự vệ; tồn kho hiện đang đủ dùng. Lợi nhuận của các nhà máy bị thu hẹp đáng kể do giá nguyên liệu thép tăng cao trong khi khối lượng bán thấp, giá bán thép thành phẩm tăng hạn chế. Giá thép cây tại Nam Âu ngày 17/8/2020 là 500-518 USD/tấn, tăng so với mức 425-435 USD/tấn trong tuần liền trước.
Sản lượng
Kho sắt thép xây dựng - BAOGIATHEPXAYDUNG.COM
Kho sắt thép xây dựng – BAOGIATHEPXAYDUNG.COM
Theo Hiệp hội Thép Thế giới, sản lượng thép thô thế giới (64 quốc gia sản xuất nhiều thép nhất thế giới) đạt 152,7 triệu tấn vào tháng 7/2020, giảm 2,5% so với tháng 6/2019. Sản xuất tại tất cả các quốc gia đều giảm trừ Trung Quốc.
Trong tháng 7/2020, châu Á sản xuất 116 triệu tấn thép thô, tăng 2,3%. Trong đó, Trung Quốc sản xuất 93,4 triệu tấn thép thô, tăng 9,1% so với tháng 7/2019. Ấn Độ sản xuất 7,1 triệu tấn, giảm 24,6%. Nhật Bản sản xuất 6 triệu tấn, giảm 27,9%. Hàn Quốc sản xuất 5,5 triệu tấn, giảm 8,3%.
Sản xuất tại EU đạt 9,8 triệu tấn, giảm 24,4%. Đức sản xuất 2,4 triệu tấn, giảm 24,7%. Ý sản xuất 1,75 triệu tấn, giảm 11,2%. Pháp sản xuất 0,86 triệu tấn, giảm 34,5%.
Sản xuất thép tại Bắc Mỹ đạt 7.2 triệu tấn, giảm 28%. Trong đó, Mỹ sản xuất 5,2 triệu tấn, giảm 29,4%.
SNG sản xuất 8,0 triệu tấn, giảm 5,8%. Ucraina sản xuất 1,7 triệu tấn, giảm 1,9%.
Trong bảy tháng đầu năm 2020, sản lượng thép thô thế giới đạt 1.027 triệu tấn, giảm 5,3% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, Châu Á sản xuất 759 triệu tấn thép thô, giảm 2% so với nửa đầu năm 2019. EU sản xuất 78,3 triệu tấn thép thô, giảm 19,2%. Sản lượng thép thô của Bắc Mỹ đạt 57,6 triệu tấn, giảm 18,7%.

Xuất khẩu

Theo Ủy ban Kinh tế thuộc Hiệp hội Thép Châu Âu (Eurofer), trong 4 tháng đầu năm nay, tổng xuất khẩu thép của EU đã giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi xuất khẩu các sản phẩm dẹt giảm 15% và xuất khẩu các sản phẩm dài giảm 13%.
Eurofer cho biết, trong năm 2019, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Sĩ và Mỹ là những nước nhập khẩu thép lớn nhất của EU sau đó tới Trung Quốc và Ai Cập. Trong 4 tháng đầu năm nay, 5 quốc gia này chiếm 42% tổng lượng thép xuất khẩu của EU.
Trong tháng 6/2020, Thổ Nhĩ Kỳ xuất khẩu 484.000 tấn thanh cốt thép, tăng 63,9% so với tháng 5/2020 và tăng 39,3% so với tháng 6/2019. Kim ngạch xuất khẩu đạt 196,6 triệu USD, tăng 60,3% so với tháng 5/2020 và tăng 20,3% so với tháng 6/2019. Trong số đó, xuất khẩu sang Yemen giảm 52,61% so với tháng 6/2019 xuống 117.000 tấn; sang Mỹ đạt 65.000 tấn; Hồng Kông đạt 55.200 tấn. Trong 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu thanh cốt thép của Thổ Nhĩ Kỳ đạt 2,7 triệu tấn, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chính sách

EU gia hạn thuế chống bán phá giá đối với thép chống ăn mòn Trung Quốc
Ủy ban châu Âu (EC) thông báo gia hạn thuế chống bán phá giá đối với thép chống ăn mòn của Trung Quốc để ngăn chặn các nhà sản xuất lách luật bằng cách sửa đổi một chút về thành phần nguyên liệu.
Theo thông báo ngày 5/8/2020, EC sẽ gia hạn áp thuế đối với các sản phẩm thép chống ăn mòn được sửa đổi bằng cách mạ hoặc phủ bằng magiê, hợp kim với silicon, xử lý bề mặt bổ sung hoặc với thành phần được biến đổi nhẹ. Quyết định của EC dự kiến được áp dụng đối với tất cả các nhà xuất khẩu Trung Quốc, trừ một công ty được giấu tên.
Liên minh châu Âu (EU) đã áp thuế vào tháng 2/2018 từ 17,2% đến 27,9% đối với một số loại thép chống ăn mòn nhập khẩu từ Trung Quốc nhằm đối phó với mức giá bị họ cho là thấp một cách không công bằng.
EC cho biết các biện pháp chống bán phá giá này đã khiến nhập khẩu các sản phẩm liên quan giảm về gần như bằng 0, nhưng đồng thời nhập khẩu các sản phẩm chống ăn mòn khác lại tăng lên tới khoảng 1 triệu tấn. EC đã khởi động một cuộc điều tra về vấn đề này vào tháng 11/2019.
Đánh giá tác động của bệnh Covid-19 tới ngành thép toàn cầu
Trong tháng 8/2020, nhiều nước đã nới lỏng lệnh giãn cách xã hội do dịch bệnh đã được kiểm soát, nhiều nước đã thiết lập trạng thái bình thường mới sống chung với dịch, nhu cầu tiêu thụ đã hồi phục tại một số ngành. Tuy nhiên, các nước châu Mỹ hiện vẫn là tâm dịch do vậy nhu cầu tiêu thụ thép vẫn thấp ở các nước này. Trong khi dịch bệnh tại Brazil khiến nguồn cung quặng sắt khan hiếm đẩy giá quặng sắt và thép tăng lên.
Do dịch bệnh mà ngành thép cũng như một số ngành tiêu thụ thép chính như bất động sản, cơ khí, ô tô tại nhiều nước hiện chỉ hoạt động với tỷ lệ thấp.
Trong khi dịch bệnh hoành hành khiến các nhà máy thép trên toàn thế giới phải cắt giảm sản xuất thì sản xuất tại Trung Quốc đã tăng với tốc độ nhanh hơn cùng kỳ năm ngoái, khiến vai trò lấn át của nước này trên thị trường thép thế giới ngày càng lớn, hơn cả thời trước Covid.
Tại Việt Nam, dịch bệnh đã bùng phát đợt hai khiến một số vùng bị phong tỏa, có ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu thụ thép tại các vùng này và hoạt động xuất nhập khẩu cũng bị ảnh hưởng do dịch bệnh trên thế giới.

Dự báo tháng 9/2020

Thép xây dựng Pomina - BAOGIATHEPXAYDUNG.COM
Thép xây dựng Pomina – BAOGIATHEPXAYDUNG.COM

Xem thêm :

Thị trường thép sẽ bị tác động bởi nhiều yếu tố trong tháng tới, đặc biệt là dịch bệnh Covid vẫn đang hoành hành trên toàn cầu với tâm điểm là các nước Mỹ La tinh, mùa mưa ảnh hưởng tới hoạt động xây dựng, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung Quốc ngày càng căng thẳng.
Về nhu cầu, tiêu thụ thép sẽ phụ thuộc rất lớn vào tình hình dịch Covid. Làn sóng Covid-19 thứ 2 đã ảnh hưởng tới nhiều nước khiến các nước này phải tái siết chặt biện pháp kiểm soát để ngăn chặn dịch bệnh.
Mùa mưa bão tại một số nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan… trong tháng tới cũng ảnh hưởng tới hoạt động xây dựng.
Tại châu Âu, hoạt động giao dịch dự kiến sẽ tăng sau thời gian nghỉ hè. Nhu cầu tiêu thụ từ người tiêu dùng cuối có thể sẽ mạnh lên do hoạt động tái dự trữ được dự kiến. Do đó, giá giao dịch được dự báo sẽ tăng lên tại thời điểm đó. Việc sửa đổi các biện pháp tự vệ, từ ngày 1/7/2020, sẽ hạn chế khối lượng vật tư nhập khẩu vào thị trường EU, từ các quốc gia được chỉ định, trong những tháng tới, sẽ là yếu tố hỗ trợ giá.
Một số chính phủ châu Âu đã công bố các biện pháp kích thích, đặc biệt là đối với lĩnh vực ô tô. Tuy nhiên, các biện pháp này hiện đang nhắm vào các loại xe điện có khối lượng sản xuất và bán hàng thấp. Điều này không thúc đẩy được hoạt động mua thép của các nhà sản xuất xe hơi trong năm nay.
Việc bơm tiền vào nền kinh tế sẽ hỗ trợ cho sự phục hồi chung trên các thị trường thép EU. Doanh số bán thép tại châu Âu dự kiến ​​sẽ tiếp tục vào năm 2021 nhờ hoạt động tái thiết kho dự trữ.
Về nguồn cung, các nước đã khôi phục lại sản xuất nhưng sản lượng vẫn sẽ giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng sản xuất tại Trung Quốc sẽ vẫn tăng cao do nước này đã khống chế tốt dịch bệnh và tăng cường sản xuất đáp ứng nhu cầu nội địa.
Nguồn cung quặng sắt của Trung Quốc dự kiến ​​sẽ vẫn chịu áp lực đáng kể trong tương lai gần vì sự gia tăng nhanh chóng các trường hợp nhiễm virus mới ở Brazil có thể sẽ ảnh hưởng đến sản xuất địa phương.
Với tình hình đại dịch trở nên nghiêm trọng, xuất khẩu quặng sắt Brazil sang Trung Quốc trong tương lai có thể phải đối mặt với sự không chắc chắn nếu việc khai thác quặng bị gián đoạn. Điều này sẽ còn đẩy giá quặng sắt tăng cao tại Trung Quốc.
Thị trường dự kiến sẽ hồi phục rõ rệt hơn vào mùa thu, khi các doanh nghiệp hoàn toàn thích nghi với cách thức làm việc mới và người tiêu dùng quay trở lại thị trường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *