Thủ tục nhập khẩu thép các loại : Thép hình, thép ống, thép cuộn, thép công cụ, thép dây

Thép các loại là mặt hàng được nhập khẩu về Việt Nam theo đường biển. Thủ tục nhập khẩu thép các loại mặt hàng này như thế nào? Những lưu ý khi nhập khẩu mặt hàng thép ra sao?

Thủ tục nhập khẩu thép là một thủ tục vô cùng quan trọng, nếu như không rõ hoặc chưa thành thạo có thể dẫn tới tổn thất kinh tế cũng như vướng phải pháp luật một cách vô tình

Mục Lục

Chính sách thủ tục nhập khẩu thép các loại

Thép ống, thép cuộn là những mặt hàng không bị cấm nhập khẩu hay phải xin giấy phép nhập khẩu, các bạn hoàn toàn có thể nhập khẩu các mặt hàng trên mà không lo phải xin giấy phép của cơ quan chức năng

Xuất nhập khẩu sắt thép
Thủ tục nhập khẩu thép các loại – BAOGIATHEPXAYDUNG.COM

Xem thêm :

Mã HS Code cho các mặt hàng các loại

Tùy vào mặt hàng cụ thể để tra cứu mã HS CODE, Sau đây, xin gửi tới các bạn một số mặt hàng thường được nhập khẩu về Việt Nam như sau:

  • Mã HS CODE 7304- Các loại ống, ống dẫn và thanh hình rỗng, không nối, bằng sắt (trừ gang đúc) hoặc thép.. Thuế nhập khẩu thông thường từ 0% – 15%, Thuế ưu đãi C/O Form E,D,AJ là 0%. VAT 10%
  • Mã HS CODE 7213 – Sắt hoặc thép không hợp kim, dạng thanh và que, ở dạng cuộn cuốn không đều, được cán nóng. Thuế nhập khẩu thông thường mặt hàng này dao động từ 10% tới 15% tùy mặt hàng cụ thể, Mặt hàng này đặc thù liên quan đến chống bán phá giá và bảo hộ thị trường.
  • Mã HS CODE 7214 -7215:  Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác, thuế nhập khẩu thông thường từ 0%, VAT 10% ( trừ thép cốt bê tông thuế NK 20%)
  • Mã HS CODE 7216 – Sắt hoặc thép không hợp kim dạng góc, khuôn, hình. thuế nhập khẩu thông thường từ 15%, mặt hàng này chỉ có một số loại được áp dụng C/O thuế 0%.
  • Mã HS CODE 7217:  Dây của sắt hoặc thép không hợp kim. Thuế nhập khẩu thông thường từ 0% tới 15%, FORM E, FORM D thuế ưu đãi 0% ( trừ một số nước ko dc áp dụng), VAT 10%

Ngoài ra vì đặc thù mặt thép có rất nhiều chủng loại, tùy vào mặt hàng cụ thể để căn cứ áp mã HS CODE chính xác nhất.

Thủ tục hải quan nhập khẩu thép các loại

Bộ chứng từ nhập khẩu thiết bị vệ sinh gồm:

  • Bộ vận tải đơn (Bill of Lading)
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Bản kê chi tiết hàng hoá (Packing List)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (CO – Certificate of Origin): có thể theo mẫu D, E, AK… để được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu.

Ngoài ra còn một số giấy tờ khác như: Catalog hàng, chứng nhận chất lượng (CQ), chứng nhận phân tích (CA), đơn bảo hiểm,…

Thủ tục hải quan nhập khẩu thép các loại : Căn cứ vào thông tin trên bộ chứng từ nhập khẩu trên , bạn sẽ khai hải quan nhập khẩu theo quy định hiện hành. Việc kê khai này hiện được thực tiện qua phần mềm hải quan điện tử

Căn cứ vào luồng tờ khai: mã 1, 2 hoặc 3 tương ứng với xanh, vàng hoặc đỏ để cung cấp hồ sơ cho hải quan kiểm tra.
Một số Lưu ý quan trọng khi nhập khẩu mặt hàng linh kiện cơ khí:

  • Vì đặc thù mặt hàng này rất đa dạng về chủng loại và mẫu mã nên chúng ta cần khai chi tiết tên hàng, item code, công dụng, chất liệu và kích thước hình dạng nếu có. Hải quan sẽ căn cứ vào thông tin khai báo để quyết định thông quan tờ khai hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa. Nếu có chúng ta hãy cung cấp thêm hình ảnh/ catalogue hàng hóa để hải quan kiểm tra.
  • Thép là mặt hàng dễ nhầm lẫn khi khai báo mã hs code, chúng ta nên kiểm tra kỹ hoặc chọn đơn vị tư vấn HS CODE chuyên nghiệp, uy tín để tránh sai sót khi khai báo hải quan.
  •  Một số mặt thép nằm trong danh mục hàng hóa rủi ro về trị giá tính thuế của hải quan, dễ bị tham vấn giá, phân tích phân loại.

Sau khi hoàn thành thì thanh lý cổng (hoặc 1 số cảng áp dụng thanh lý tự động nhập qua eport) và vận chuyển hàng về kho.

Trên đây là thông tin chúng tôi tổng hợp được trên các trang mạng, qua kinh nghiệp thực tế, rất mong được một phần hỗ trợ cho khách hàng và bạn đọc, nếu có gì sau sót rất mong bạn đọc góp ý để xây dựng một nền kinh tế vươn tầm quốc tế

BAOGIATHEPXAYDUNG.COM