Tìm giải pháp cho vấn đề giá thép ở Việt Nam

Những ngày qua, giá thép liên tục có nhiều biến động. Có những doanh nghiệp xây dựng ở Hà Nội cho biết, có tuần nhận được 2 lần điều chỉnh tăng giá thép.

Trước sự biến động này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên mới đây đưa ra 7 giải pháp xây dựng thương hiệu thép Việt Nam xứng tầm với quy mô.

Kho sắt thép xây dựng - BAOGIATHEPXAYDUNG.COM
Kho sắt thép xây dựng – BAOGIATHEPXAYDUNG.COM

Mới đây, Công ty TNHH Thép Hoà Phát Hưng Yên ra thông báo tăng giá thép khiến nhiều doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh lao đao. Công ty này cho biết, trước tình hình giá phôi thép, nguyên vật liệu đầu vào tăng, công ty quyết định tăng giá bán sản phẩm.

Theo đó, giá thép cuộn xây dựng là 300.000 đồng/tấn, giá này chưa bao gồm VAT và áp dụng trên phạm vi toàn quốc.

Ông Nghiêm Xuân Đa – Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam – cho hay, đợt điều chỉnh mới nhất này thì thép cuộn tăng 300.000 đồng/tấn, còn thép cây không tăng. Giá thép vẫn tiếp tục tăng từng ngày và liên tục lập đỉnh mới khiến cho nhiều doanh nghiệp xây dựng lo lắng. Thậm chí, có doanh nghiệp còn cảm thấy “sốc” vì mới nhận thầu dự án và cho rằng giá thép đã lập đỉnh, không thể tăng thêm được nữa.

Trước tình hình giá vật liệu xây dựng liên tục tăng, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Nam Định có công văn xin kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng hoặc tạm dừng thi công chờ bình ổn giá. Cụ thể tại văn bản số 30/HHNĐ, ông Trần Xuân Ngữ – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Nam Định – cho rằng các công trình xây dựng dân dụng và hạ tầng có giá trị từ 10 tỷ đồng trở xuống hiện giá trị bù lỗ cho vật liệu xây dựng (VLXD) đầu vào lên đến khoảng 600 – 700 triệu đồng.

Theo phân tích của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Nam Định, đối với các công trình thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, hợp đồng trọn gói, đơn giá cố định, giá cả thị trường của các loại VLXD tăng cao khiến cho các doanh nghiệp xây dựng thực sự gặp rất nhiều khó khăn, rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan, làm thì lỗ, không làm thì vi phạm hợp đồng đã ký với chủ đầu tư, nhiều doanh nghiệp phải tạm giãn tiến độ thi công để nghe ngóng thị trường.

Chia sẻ với Lao Động, một chủ doanh nghiệp chuyên thi công ở Hà Nội cho biết, thời gian này, giá thép tăng đột biến, khiến các doanh nghiệp xây dựng “méo mặt”. Nếu như trước Tết Nguyên đán, giá thép phi 6 Việt Mỹ phục vụ cho công trình xây thô chỉ 3,5 triệu đồng/m2 thì nay tăng lên 4 triệu đồng/m2. Vị này nói thêm, nhiều nhà thầu không dám ký hợp đồng mới. Trong khi những hợp đồng cũ đã ký thì lỗ nặng. Thực tế, nhiều doanh nghiệp vẫn phải bỏ thầu, bởi nếu cố bám công trình trong thời điểm giá thép phi mã như vậy thì chỉ có lỗ, thậm chí lâm cảnh vào phá sản.

Tại buổi làm việc với các doanh nghiệp ngành Thép và đầy đủ các cục vụ của Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu phải đẩy mạnh phát triển ngành Thép theo hướng “đi tắt đón đầu”, ứng dụng những công nghệ mới, đáp ứng nhu cầu trong xây dựng, vừa đáp ứng nguyên liệu đầu vào quan trọng cho các ngành công nghiệp cơ khí chế tạo…

Ông Diên cũng đưa ra 7 giải pháp xây dựng thương hiệu thép Việt Nam xứng tầm với quy mô. Cụ thể, tập trung nghiên cứu, xây dựng chiến lược, quy hoạch và chính sách đủ mạnh, đồng bộ, khả thi để thực hiện cho được các mục tiêu phát triển ngành Thép, tạo tiền đề cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cùng đó, tập trung phát triển công nghiệp khai thác, chế biến quặng và hình thành thị trường nguyên liệu thép lành mạnh.

Trước năm 2012, thép là mặt hàng thuộc danh mục bình ổn giá theo Luật Giá nhưng từ khi Luật Giá 2012 được ban hành, một loạt mặt hàng như ximăng, sắt, thép… đã được đưa ra khỏi danh mục các mặt hàng thuộc diện bình ổn giá. Bởi vậy theo các chuyên gia, ý tưởng đề xuất thành lập Quỹ bình ổn giá thép là không khả thi.

BAOGIATHEPXAYDUNG.COM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *