Trung Quốc tăng nhập khẩu thép thô nhằm giảm phát thải CO2

ACBS cho biết khí thải CO2 của ngành thép chiếm đến 20% tổng lượng khí thải ra môi trường của Trung Quốc. Do đó, nước này có thể tăng nhập khẩu thép để bù vào sản lượng thép thiếu hụt khi giới hạn sản lượng từ công nghệ lò BOF.

Theo báo cáo Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS) nhu cầu thép của Trung Quốc được dự báo tăng khoảng 6% và đạt 1.060 triệu tấn vào cuối năm.

Với việc Trung Quốc cam kết cắt giảm lượng khí thải CO2 cho đến cuối năm 2060, ngành thép đang nắm giữa vai trò quan trọng trong kế hoạch này khi chiếm đến 20% tổn lượng khí CO2 Trung Quốc thải ra.

Ngành công nghiệp thép Trung Quốc là gã khổng lồ, chiếm đến gần một nửa tổng lượng sản xuất thép trên toàn thế giới.

Tuy nhiên quốc gia này lại đang phụ thuộc nhiều vào than đá trong việc sản xuất thép. Việc giảm thải CO2 thông qua việc giảm cơ cấu lò oxy kiềm (BOF) trong tổng sản xuất thép đóng vai trò quan trọng trong việc giảm khí thải từ ngành luyện kim.

Trung Quốc đang đối mặt với vấn đề cắt giảm tỷ trọng của công nghệ BOF trong sản xuất thép mà vẫn đảm bảo đủ sản lượng cho nhu cầu tiêu thụ.

Thép hình H 250 x 250 x 9 x 14 | Thép hình H250 | Thép H250
Thép hình H 250 x 250 x 9 x 14 | Thép hình H250 | Thép H250 – BAOGIATHEPXAYDUNG.COM

Hiện nay, thép từ lò BOF đang chiếm từ 85 – 90% tổng sản lượng thép của quốc gia này trong khi tỷ lệ này ở Mỹ và EU chỉ từ 30 – 40%.

Để đảm bảo nguồn thép cho nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng, Trung Quốc có thể tăng nhập khẩu thép để bù vào sản lượng thép thiếu hụt khi giới hạn sản lượng từ công nghệ lò BOF.

ACBS nhận định khi chi phí sản xuất thép nội địa Trung Quốc tăng cao, nước này có khả năng sẽ tìm kiếm các nguồn nhập khẩu thép thô thay vì sản xuất trong nước.

Các số liệu cũng cho thấy lượng thép nhập khẩu từ các quốc gia lân cận như Ấn Độ, Hàn Quốc, Việt Nam và Nhật Bản đang có xu hướng tăng mạnh. Việc gia tăng nhập khẩu thép của Trung Quốc nằm kế hoạch cắt giảm lượng khí thải CO2.

Đồng thời, nước này đang áp một số quy định nhằm giới hạn về sản lượng ở Đường Sơn, cụm sản xuất thép lớn nhất.

Bên cạnh đó, Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc một số thay đổi về thuế liên quan đến các lò thép công nghệ BOF như giảm mức trợ giá cho thép xuất khẩu, giảm thuế nhập khẩu đối với một số sản phẩm thép. Tuy nhiên chưa có quyết định chính thức nào được đưa ra.

Việc cắt giảm lượng CO2 thải ra trong khi vẫn đảm bảo nhu cầu thép tăng 6% trong năm 2021 có thể buộc Trung Quốc sử dụng đến thép nhập khẩu vì sản lượng thép từ công nghệ lò hồ quang (EAF) chỉ đảm bảo được 15% tổng nhu cầu sử dụng trong nước.

Do đó, các doanh nghiệp thép Việt Nam có thể sẽ tận dụng cơ hội này để tối đa hóa sản lượng bằng cách xuất khẩu thép sang Trung Quốc.

Điển như như Tập đoàn Hòa Phát, trong 6 tháng đầu năm đơn vị này xuất khẩu khoảng 600.000 tấn thép sang Trung Quốc, chủ yếu là thép thô.

Xu hướng tăng giá thép cũng diễn ra ở Việt Nam, dẫn tới việc tăng chi phí xây dựng cho các nhà thầu song song với việc làm lợi cho các doanh nghiệp sản xuất thép.

Theo khảo sát của ACBS, cuối tháng 6 giá bán thép xây dựng đạt mức 18 triệu đồng/tấn, cao hơn 20% so với thời điểm đầu năm.

Giá thép tăng cao cũng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới lợi nhuận của các doanh nghiệp xây dựng khi giá vật liệu xây dựng thường đã được nhà thầu chốt với chủ đầu tư từ đầu.

Mặc khác, các doanh nghiệp thép sử dụng công nghệ BOF như Hòa Phát hay Thép Thái Nguyên có thể được hưởng lợi từ bán thép cao khi không phải phụ thuộc vào thép nhập khẩu quá nhiều.

BAOGIATHEPXAYDUNG.COM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *