Hai tháng đầu năm 2022 : Sản xuất và tiêu thụ thép tăng trưởng tích cực

Trong 2 tháng đầu năm 2022, sản xuất thép thành phẩm đạt 5,117 triệu tấn; tiêu thụ đạt 5,014 triệu tấn, trong đó xuất khẩu đạt 1.126.017 tấn…

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) vừa công bố báo cáo tình hình thị trường thép tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2022.

Theo đó, trong tháng 2/2022, sản xuất thép thành phẩm đạt 2,584 triệu tấn, tăng 1,16% so với tháng 1/2022 và tăng 16,1% so với cùng kỳ 2021; Tiêu thụ thép các loại đạt 2,574 triệu tấn, tăng 5,8% so với tháng trước và tăng 30,1% so với cùng kỳ;

Tình hình sản xuất thép thành phẩm năm 2022
Tình hình sản xuất thép thành phẩm năm 2022

Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, sản xuất thép thành phẩm đạt 5,117 triệu tấn, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2021. Tiêu thụ thép thành phẩm đạt 5,014 triệu tấn, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó xuất khẩu đạt 126.017 tấn, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tình hình bán thép thành phẩm năm 2022
Tình hình bán thép thành phẩm năm 2022

Đánh giá thị trường sản xuất thép và tiêu thụ thép năm 2022 ở thị trường trong và ngoài nước, các số liệu về ngành thép trong nước ở 2 tháng đầu năm có nhiều điểm tích cự.

Về tình hình xuất khẩu, tháng 1/2022, xuất khẩu thép thành phầm của Việt Nam đạt 815 ngàn tấn, giảm 10,28% so với tháng trước và giảm 15,8% so với cùng kì năm 2021. Trị giá xuất khẩu đạt 896 nghìn USD, giảm 7,11% so với tháng 12/2021 nhưng tăng 43,79% so với cùng kỳ năm 2021.

Diễn biến lượng và giá thép xuất khẩu của Việt Nam năm 2022
Diễn biến lượng và giá thép xuất khẩu của Việt Nam năm 2022

Từ chiều ngược lại, trong tháng 1/2022, nhập khẩu thép thành phẩm vào Việt Nam đạt hơn 1 triệu tấn với kim ngạch đạt 1,07 tỷ USD tăng 12,03% về lượng và tăng 4,59% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Cập nhật về tình hình nguyên liệu sản xuất thép, VSA cho biết giá quặng sắt ngày 8/3/2022 giao dịch ở mức 162-162,50 USD/tấn CFR cảng Thiên Tân (Trung Quốc), tăng khoảng 12 USD/tấn so với thời điểm đầu tháng 2/2022.

Tuy nhiên, nếu so với mức giá cao nhất được ghi nhận đầu tháng 5/2021 (xấp xỉ 210 – 212 USD/tấn) thì mức giá này giảm khoảng 50-52 USD/tấn.

Giá than mỡ luyện cốc xuất khẩu tại cảng Australia ngày 8/3/2022 giao dịch ở mức 627 USD/tấn FOB, tăng mạnh 235,25 USD so với đầu tháng 2/2022. Giá than cốc có xu hướng tăng liên tục kể từ quý 3/2021 ảnh hưởng đến chi phí sản xuất thép tăng.

Giá thép phế liệu nhập khẩu cảng Đông Á ở mức 580USD/tấn CFR Đông Á ngày 2/3/2022, tăng 25 USD/tấn so với hồi đầu tháng 2/2022

Điện cực graphite, theo ước tính của SteelMint, xuất khẩu điện cực than chì (GE) của Trung Quốc có khả năng tăng gần 28%, đạt 0,43 triệu tấn (triệu tấn) vào năm 2021, so với 0,34 triệu tấn được thấy vào năm 2020.

Giá thép cuộn cán nóng (HRC) ngày 8/3/2022 ở mức 890 USD/tấn, CFR cảng Đông Á, tăng khoảng 90 USD/tấn so với mức giá giao dịch đầu tháng 2/2022.

Nhìn chung, thị trường HRC thế giới biến động, khiến thị trường HRC trong nước khó khăn do các doanh nghiệp sản xuất thép dẹt (CRC, tôn mạ, ống thép,…) sử dụng HRC làm nguyên liệu sản xuất.

Biển đồ giá nguyên liệu sản xuất thép năm 2022
Biển đồ giá nguyên liệu sản xuất thép năm 2022

Đánh giá về triển vọng thị trường thép Việt Nam năm 2022, VSA dự báo sẽ tốt hơn khi Chính phủ ban hành chỉ đạo ổn định và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh thích ứng linh hoạt với đại dịch Covid-19 xuyên suốt.

Nghị quyết 01/NQ-CP được ban hành ngày 09/01/2022 với các giải pháp phát triển, phục hồi kinh tế xã hội và dự toán ngân sách năm 2022 cùng các giải pháp duy trì đà tăng trưởng, khai thác các động lực tăng trưởng mới được Chính phủ xác định trong năm 2022, gồm khôi phục, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh xuất khẩu và đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, huy động mọi nguồn lực phát triển hạ tầng sẽ là trợ lực cho ngành thép phát triển mạnh hơn trong năm 2022.

BAOGIATHEPXAYDUNG.COM