Trái ngọt từ Khu liên hiệp thép Hòa Phát Dung Quất: Sản lượng tăng bằng lần, cạnh tranh giá thành, công suất cao, biên lợi nhuận tăng

Dự án Dung Quất bắt đầu cho trái ngọt, theo đó sản lượng/doanh thu Hòa Phát sẽ tăng trưởng mạnh giai đoạn 2020 – 2021 ..

Theo đánh giá của Công ty chứng khoán Ngân hàng Vietinbank (CTS), với suất đầu tư thấp và lợi thế quy mô giúp tiết giảm chi phí sản xuất nâng cao tỷ suất lợi nhuận ròng. Đồng thời, theo đánh giá của CTS, khi các nhà máy tại Dung Quất đi vào hoạt động đủ công suất, sản lượng thép của Hòa Phát khả năng tăng gấp 2 năm 2020 và tăng gấp 3 năm 2021.

Tính theo đầu người, mỗi người Việt Nam tiêu thụ khoảng 240 kg thép mỗi năm. So sánh với các nước phát triển, nhu cầu thép có thể tăng lên mức 400 kg/người. Nhu cầu thép giai đoạn tiếp theo có thể hướng tới các sản phẩm đầu cuối của thép HRC.

CTS đánh giá nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng với tốc độ nhanh với tổng sản phẩm quốc nội duy trì tốc độ hàng năm từ 6% đến 7%. Làn sóng đầu tư khiến các công ty nước ngoài tiếp tục mở các cơ sở sản xuất trong nước, dẫn đến việc tiêu thụ nhiều thép hơn. Tập đoàn Vingroup đã bắt đầu bán những chiếc xe được thiết kế và sản xuất tại Việt Nam và chắc chắn sẽ cần một nguồn thép tương đối lớn để phục vụ cho chiến lược sản xuất và kinh doanh của mình.

Nguồn: CTS.
Nguồn: CTS.

Xem thêm : Bảng báo giá thép xây dựng Hòa Phát hôm nay

Về sản lượng sản xuất, CTS ước tính sản lượng thép sản xuất thép cây năm 2020 khoảng 3,9 triệu tấn và tăng lên trên 4,2 triệu tấn năm 2021 khi nhà máy cán thép Dung Quất hoạt động đủ công suất. Ghi nhận doanh số/lợi nhuận của 2 triệu tấn thép HRC khi nhà máy đi vào hoạt động thương mại vào năm 2021.

Đối với giá bán thép, CTS cho biết tồn kho thép tại Trung Quốc ở mức khá cao tương đương với thời điểm tháng 02/2019. Do đó, giá bán thép nhìn chung có thể điều chỉnh nhẹ trong ngắn hạn, mặc dù vậy giá bán thép nhìn chung dự báo tương đương với năm 2019.

Giá thành nguyên vật liệu chiếm chủ yếu trong giá thành sản xuất thép (60% tỷ trọng giá vốn). Giá quặng đã giảm mạnh so với quý III/2019 giúp cải thiện lợi nhuận biên đầu năm 2020.  Theo dự báo của CTS, nhìn chung giá nguyên vật liệu dự báo tăng nhẹ so với năm 2019.

Nguồn: CTS.
Nguồn: CTS.


CTS ước tính, suất đầu tư thấp tại Dung Quất khoảng 543 USD/tấn so với 1.714 USD/tấn giúp giá thành sản xuất của Hòa Phát cạnh tranh với Fomosa và nhà luyện thép khác. Giai đoạn 2 của Khu liên hiệp Dung Quất dự kiến cung cấp 2 triệu tấn thép dẹt cán nóng cho thị trường, ½ sử dụng và ½ đưa ra thị trường – CTS đánh giá không gặp khó khăn trong tiêu thụ sản lượng này.

Tỷ suất lợi nhuận ròng HRC dự kiến khoảng 7%, bên cạnh đó quy mô lớn giúp tăng giảm chi phí sản xuất. Chỉ riêng với lợi thế có thể cảng tiếp nhận tàu 200,000 tấn, CTS ước tính giúp tiết giảm khoảng 2.300 tỷ đồng/năm chi phí nhập nguyên vật liệu.

Nguồn : Nhịp Cầu Đầu Tư

BAOGIATHEPXAYDUNG.COM