Trung Quốc siết sản xuất thép, thêm cơ hội cho doanh nghiệp Việt

ACBS nhận định việc xuất khẩu sang Trung Quốc có thể giúp các nhà sản xuất thép Việt Nam tối đa hóa công suất khi dịch COVID-19 gây ảnh hưởng lớn đến nhu cầu thép trong nước.

Báo cáo quý III của công ty chứng khoán ACBS cho biết 8 tháng đầu năm, sản lượng thép của Trung Quốc đạt 734 triệu tấn và chủ yếu sản xuất bằng công nghệ lò oxy cơ bản (BOF). Nếu sản lượng thép duy trì được tăng trưởng 6% cho quý IV thì nước này khó có thể đạt được mục tiêu phát thải CO2.

Sản lượng thép thô hàng tháng tại Trung Quốc đang giảm dần
Sản lượng thép thô hàng tháng tại Trung Quốc đang giảm dần

Xem thêm :

Chính phủ Trung Quốc muốn duy trì mức sản xuất thép năm 2021 tương đương với sản lượng năm 2020. Điều này có nghĩa cần phải cắt giảm sản lượng thép trong quý IV xuống khoảng15% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, tiêu thụ thép của Trung Quốc năm 2021 dự kiến tăng 6 – 7% trong khi sản lượng thép nội địa không thể đáp ứng được nhu cầu và làm cán cân cung cầu bị lệch nghiêm trọng.

Theo ACBS, hiện giá quặng sắt giảm gần một nửa so với mức đỉnh vào quý II do Trung Quốc áp đặt giới hạn một số giới hạn sản xuất thép để đáp ứng mục tiêu giảm phát thải carbon.

Ở diễn biến khác, giá than đá tăng gấp đôi trong quý III do nhu cầu phát điện tăng mạnh trong khi mưa lũ ảnh hưởng đến khả năng cung cấp năng lượng từ thủy điện.

Quặng sắt
Quặng sắt – BAOGIATHEPXAYDUNG.COM

Với mức giá quặng sắt 90 USD/tấn và giá than luyện cốc 175 USD/tấn, ACBS ước tính chi phí nguyên liệu đầu vào cho mỗi tấn thép thô từ BOF tăng gần gấp đôi so với đầu năm 2021.

Ngoài ra, thép sản xuất bằng công nghệ EAF (lò hồ quang điện) chịu áp lực từ giá thép phế đầu vào cao và chi phí điện cao do giá than nhiệt và dầu tăng.

Thép và phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam cũng có diễn biến tương tự với thị trường toàn cầu, dao động khoảng 475 USD/tấn. Trong bối cảnh chi phí sản xuất điện cao, sản xuất thép BOF có lợi thế về chi phí hơn so với thép EAF.

Mức độ biến động của giá quặng sắt đang loanh quanh mức cao nhất kể từ năm 2016 đến năm 2021 – BAOGIATHEPXAYDUNG.COM
Mức độ biến động của giá quặng sắt đang loanh quanh mức cao nhất kể từ năm 2016 đến năm 2021 – BAOGIATHEPXAYDUNG.COM

Giá bán của cả thép từ công nghệ BOF và EAF gần như bằng nhau nhưng nhà sản xuất EAF có thể có biên lợi nhuận thấp hơn do chi phí đầu vào cao hơn và chi phí điện tăng.

Giá thép trong nước tại Việt Nam hiện đang ổn định quanh mức 17.000 đồng/kg trong bối cảnh giá quặng sắt giảm mạnh, giá than cốc tăng cao.

ACBS nhận định kế hoạch cắt giảm sản lượng thép của Trung Quốc có thể mở ra cơ hội xuất khẩu cho các nước lân cận.

9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu thép của Việt Nam tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2020 và mức tăng trưởng này có thể được duy trì đến cuối năm 2021 do Trung Quốc đang đẩy mạnh  xây  dựng hệ thống hạ tầng.

Việc xuất khẩu sang Trung Quốc có thể giúp các nhà sản xuất thép Việt Nam tối đa hóa công suất khi dịch COVID-19 gây ảnh hưởng lớn đến nhu cầu thép trong nước.

BAOGIATHEPXAYDUNG.COM